Màn ẩu đả giữa hai đội U22 Thái Lan và U22 Indonesia ở chung kết môn bóng đá nam SEA Games thực sự là nỗi hổ thẹn. Và khi chứng kiến vụ việc này, báo chí thế giới đều cảm thấy kinh ngạc.

Màn ẩu đả giữa u22 thái lan và indonesia
Màn ẩu đả giữa u22 thái lan và indonesia. Nguồn ảnh chụp

 Sự cố cực kỳ hiếm gặp trong trận chung kết môn bóng đá nam ở một kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á giữa U22 Thái Lan và U22 Indonesia chắc chắn không thể là niềm tự hào. Chứng kiến cái cách cầu thủ, ban huấn luyện và thành viên 2 đội bóng lao vào nhau hỗn chiến, người hâm mộ tưởng như đang theo dõi màn "so tài võ thuật" giữa các đại diện đến từ xứ sở của 2 môn võ Muay Thái và Pencat Silat.

Màn ẩu đả giữa U22 Thái Lan và U22 Indonesia ở chung kết SEA Games 32

Màn ẩu đả giữa cầu thủ, thành viên 2 đội U22 Thái Lan và U22 Indonesia ở chung kết SEA Games 32 gây rúng động

 Có tổng cộng 7 thẻ đỏ, 12 thẻ vàng đã được rút ra, biến màn so kè giữa U22 Thái Lan và U22 Indonesia vừa qua trở thành trận chung kết bạo lực bậc nhất lịch sử các kỳ SEA Games. Và đương nhiên rồi, trận cầu phi thể thao này trở thành trò cười trong mắt người hâm mộ và các chuyên gia bóng đá trên toàn thế giới.

 Trang Sky Sports giật hàng tít lớn: "Đám đông loạn đả & rất nhiều thẻ đỏ trong trận chung kết hỗn loạn giữa Thái Lan và Indonesia". Trong khi đó, ESPN thể hiện sự thất vọng với cách hành xử của cầu thủ hai đội. Ký giả Gabriel Tan khẳng định ngay trên hàng tít: "Chiến công của Indonesia trở nên hoen ố bởi những cuộc đụng độ xấu xí".
 Nhà báo có nhiều năm gắn bó với bóng đá châu Á khẳng định, trận chung kết này là minh chứng rằng bóng đá Đông Nam Á vẫn đang phát triển rất chậm cả về trình độ chuyên môn, ý thức, hệ tư tưởng các cầu thủ và xa hơn là đẳng cấp của các nền bóng đá thành viên. Trong khi đó, khu vực này lâu nay được xem là vùng trũng của bóng đá châu Á.
 
 
 Sở dĩ nhà báo Gabriel Tan đi đến kết luận như vậy, đó là bởi nó diễn ra trong khuôn khổ một giải đấu lớn của khu vực. SEA Games luôn là đấu trường mà các quốc gia Đông Nam Á coi trọng. Thế nhưng, vụ ẩu đả đã khiến giải đấu trở nên xấu xí, trở thành trò cười trong mắt bạn bè quốc tế.
 
 Còn rất nhiều tờ báo, hãng thông tấn khác trên thế giới cùng nói về vụ việc. Và đương nhiên với những gì đã xảy ra trên sân Olympic, thủ đô Phnom Penh tối 16/5, chẳng một ai có thể dành lời ngợi khen. Đến bao giờ bóng đá Đông Nam Á mới thoát khỏi định kiến "ao làng", cầu thủ mới trở nên chuyên nghiệp? Đây có lẽ là câu hỏi lớn nhưng chưa có lời đáp.
Bài viết khác liên quan