Cấu tạo của kìm cắt cáp

Kìm cắt cáp có cấu tạo tương tự các loại kìm thông thường với hai vế kìm bắt chéo, được cố định bằng chốt kìm ở giữa. Kìm gồm phần lưỡi và phần cán. Phần cán tay cầm thường được bọc lớp nhựa cao su sần hoặc nhám để tăng độ ma sát cho kìm. Lớp bọc này còn có tác dụng cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Phần lưỡi đầu kìm thường khá ngắn nhưng được mài rất sắc.

Kìm cắt cáp khác với các loại kìm thường ở hai đặc điểm sau: Cán kìm dài để tạo lực lớn và lưỡi kìm thường rất sắc bén. Hai lưỡi kìm sắc bén này có khả năng cắt đứt nhiều loại dây đồng, thép, nhôm… Tuy được mài như lưỡi kéo nhưng lưỡi kìm rất chắc chắn vì được làm từ chất liệu chịu lực cao. Do đó, có thể cắt được nhiều cỡ dây từ bé đến lớn, tùy theo thiết kế của kìm.

Loại kìm cắt cáp phổ thông

Công dụng của kìm cắt cáp

Cái tên của công cụ này đã nói lên công dụng của nó: Kìm chủ yếu dùng để cắt các loại dây cáp, dây điện, dây kim loại. Tùy theo kích thước, kìm có thể cắt được loại cáp một lõi hoặc cáp nhiều lõi. Công nghệ sản xuất kìm càng cao thì chất lượng của kìm càng tốt. Chất lượng của kìm càng tốt thì kìm càng đa năng.

Một chiếc kìm cắt cáp có thể cắt được nhiều chất liệu dây khác nhau nên một người thợ chỉ cần 1 – 2 chiếc kìm là đủ dùng. Thậm chí,  kìm cắt cáp còn có thể tận dụng để kẹp, tuốt vỏ dây điện, vỏ bọc dây cáp, vỏ bọc dây kim loại, cắt nhựa, cắt da thuộc…

Tuy nhiên, kìm cắt cáp chỉ nên được sử dụng để cắt các loại dây, cáp có chất liệu phù hợp mà nhà sản xuất đưa ra. Không nên cố tận dụng kìm để cắt các chất liệu quá cứng, không phù hợp. Khi đó, vết cắt sẽ không được đẹp hoặc có thể làm hỏng kìm.

Cách sử dụng và bảo quản kìm cắt cáp

 

Khi sử dụng, nếu để cắt dây điện thì cần đảm bảo đã ngắt điện trước khi thi công. Để đảm bảo độ bền cơ học cho kìm, người thợ cũng cần lựa chọn đúng loại kìm và kích cỡ kìm cho từng loại dây. Bên cạnh đó, dù chất liệu làm nên kìm cắt cáp là kim loại cứng, có khả năng chịu lực cao thì cũng không nên sử dụng kìm sai mục đích như dùng thay thế kìm vặn, kìm nhọn…

Sử dụng kìm cắt cáp khá đơn giản

Để bảo quản, sau khi sử dụng nên lau sạch lưỡi kìm và thường xuyên tra dầu vào lỗ chốt để kìm hoạt động trơn tru. Cần chú ý không được ném hay làm rơi kìm thường xuyên, sẽ làm lỏng khớp nối. Khi đó, lưỡi kìm sẽ không khít nữa, việc cắt dây sẽ khó khăn hơn.

Tuyệt đối không được tác động lực quá đà lên kìm. Trong trường hợp dây cáp hay chất liệu dây quá cứng mà sử dụng kìm loại bé hoặc có lưỡi mỏng, nếu tác động lực quá đà sẽ gây mẻ, cong lười kìm, thậm chí là gãy kìm.

Cách chọn mua kìm cắt cáp điện lực chất lượng cao

 

Kìm cắt cáp có nhiều loại nên có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu sử dụng, dù là sử dụng trong gia đình hay sử dụng trong công việc. Để chọn mua được kìm tốt, bạn cần chú ý đến độ khít của chốt, tình trạng của kìm. Tránh mua phải những chiếc kìm cũ, bảo quản không tốt, có dấu hiệu rỉ sét hoặc khó sử dụng.

 

Thương hiệu sản xuất của kìm cũng là yếu tố cần chú ý khi đi mua kìm. Kìm cắt cáp thuộc các hãng lớn sẽ có bảo hành hoặc đảm bảo chất lượng đi kèm, chất lượng xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.

Công ty thiết bị thủy lực Trường An chuyên cung cấp phân phối và sửa chữa thiết bị thủy lực công nghiệp chất lượng cao từ các nhãn hiệu lớn : OPT, TLP, TAC, Boss... của các nước như: USA, Japan, Taiwan …Với kinh nghiệm hơn 7 năm trong lĩnh vực công nghiệp, thiết bị thủy lực Trường An luôn chia sẻ những kinh nghiệm cũng như tư vấn khách hàng những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với từng nghành nghề.

Tag: kìm cắt cáp, kìm cắt cáp thủy lực, cơ khí thủy lực

 

 

 

Bài viết khác liên quan