Làm thế nào để vận hành máy gia công thanh cái đúng cách và an toàn?

Máy gia công thanh cái đã trở thành thiết bị quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp, giúp tối ưu quy trình sản xuất, tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả công việc. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu suất tốt nhất trong quá trình vận hành máy, hãy cùng Trường An xem ngay nội dung bài viết này nhé!

1. Máy gia công thanh cái là gì?

Máy gia công thanh cái là một thiết bị công nghiệp đa năng dùng để uốn, cắt và đột lỗ các thanh cái
Máy gia công thanh cái. Nguồn ảnh thủy lực trường an

Máy gia công thanh cái là một thiết bị công nghiệp đa năng dùng để uốn, cắt và đột lỗ các thanh cái. Thông thường, thiết bị này đã tích hợp sẵn bơm thủy lực, giúp người dùng tiết kiệm chi phí và thời gian. Với khả năng thực hiện cả ba chức năng, việc gia công trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

2. Các chức năng của máy gia công thanh cái

Máy gia công thanh cái được tích hợp đa dạng tính năng nhằm giúp cho quá trình gia công và xử lý thanh cái nhanh chóng, hiệu quả, an toàn. Dưới đây là các chức năng chính của thiết bị này:

Máy gia công thanh cái được tích hợp đa dạng tính năng đột, cắt và uốn nhằm giúp cho quá trình gia công và xử lý thanh cái nhanh chóng, hiệu quả, an toàn
3 chức năng chính của máy gia công thanh cái. Ảnh chụp ghép minh họa

2.1 Cắt: Chức năng này cho phép máy cắt thanh cái đồng hoặc nhôm thành các đoạn có độ dài chính xác.
2.2 Đột lỗ: Chức năng này cho phép đột các lỗ tròn hoặc hình oval trên thanh cái. Những lỗ đột này được sử dụng để lắp ghép và kết nối các thanh cái với nhau hoặc thanh cái với các phụ kiện.
2.3 Uốn cong: Chức năng uốn cong cho phép máy uốn thanh cái thành các hình dạng khác nhau. 

3. Làm thế nào để vận hành máy gia công thanh cái an toàn?

Để vận hành máy gia công thanh cái chính xác, an toàn và mang lại hiệu quả công việc cao, người dùng cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

3.1. Trước khi vận hành

  • Trong lần vận hành đầu tiên, người dùng cần nạp dầu vào máy để máy hoạt động trơn tru và tránh hỏng hóc.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhằm nắm rõ cấu trúc và cách hoạt động của máy.
  • Sử dụng trang phục gọn gàng khi vận hành máy để tránh phát sinh sự cố.
  • Cần dừng hoạt động máy ngay khi nhận thấy có lỗi phát sinh.
  • Nên khởi động máy vài phút trước khi bắt đầu làm việc.

3.2. Trong quá trình vận hành

  • Cài đặt, vận hành (căn chỉnh khuôn, điều chỉnh khoảng cách lưỡi dao) hoặc tháo gỡ khuôn phải được thực hiện bởi người có kinh nghiệm và hiểu biết về sản phẩm. Đồng thời quá trình tháo gỡ, căn chỉnh khuôn cần được thực hiện đúng quy trình.
  • Không đặt tay giữa khuôn trên và khuôn dưới (lưỡi dao) khi máy hoạt động bình thường, để tránh phát sinh tai nạn.
  • Không đặt đồ vật và công cụ trên bàn làm việc để tránh rơi vào khuôn hoặc lưỡi dao gây ra tai nạn.
  • Phải dựa trên độ dày của thanh cái đồng (hoặc thanh nhôm) để chọn khoảng cách lưỡi cắt và bán kính uốn cong phù hợp.
  • Trong quá trình thay khuôn phải ngừng vận hành máy để tránh nguy hiểm.
  • Cần thường xuyên kiểm tra độ sắc của lưỡi dao và đường viền khuôn. Nếu phát hiện lưỡi cắt không còn sắc bén thì cần thay thế ngay.
  • Đảm bảo thiết bị luôn được trang bị dầu nhớt đầy đủ để quá trình vận hành mượt mà.
  • Đảm bảo các bộ phận điện và thủy lực được đặt đúng vị trí. Đồng thời cần ngừng hoạt động máy ngay lập tức để kiểm tra nếu phát hiện vấn đề.

3.3. Sau khi vận hành máy

Sau khi vận hành xong, cần tắt máy đúng cách theo thứ tự như sau:

  • Tắt nút công tác của từng đơn vị.
  • Tắt công tắc nguồn của bảng điều khiển.
  • Tắt công tắc mạch điện chính.
  • Tắt công tắc nguồn của xưởng.

Kết luận:

Như vậy, Trường An đã cùng bạn tìm hiểu về việc làm thế nào để vận hành máy gia công thanh cái đúng cách và an toàn. Việc làm quen với máy gia công thanh cái và tuân thủ các quy tắc an toàn rất quan trọng nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả, gia tăng độ bền, tiết kiệm thời gian và công sức.

Bài viết khác liên quan